JupViec.vn

Cách việc vệ sinh điều hoà đúng cách tại nhà

uê·eiđ·Để đảm bảo điều hoà hoạt động hiệu quả và đạt công suất tối đa, việc vệ sinh định kỳ và đúng cách là rất quan trọng. Trong bài viết này, JupViec sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh điều hoà đúng cách tại nhà để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất. Nào cùng bắt đầu thôi!

1. Nguyên nhân khiến điều hoà giảm công suất

Có nhiều nguyên nhân gây giảm công suất của điều hoà, làm giảm hiệu quả làm lạnh và tăng tiêu thụ năng lượng. Một trong những nguyên nhân chính là sự tích tụ bụi bẩn và cặn bẩn trên bề mặt và trong hệ thống của điều hoà. Bụi bẩn và cặn bẩn này làm cản trở luồng không khí và làm giảm hiệu suất làm lạnh của máy. Ngoài ra, nếu hệ thống điều hoà không được vệ sinh định kỳ, nó có thể dẫn đến hỏng hóc và giảm tuổi thọ của máy.

2. Bao lâu nên vệ sinh điều hoà?

Tần suất vệ sinh điều hoà phụ thuộc vào môi trường xung quanh và mức độ sử dụng. Tuy nhiên, như một quy tắc chung, bạn nên vệ sinh điều hoà ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Nếu bạn sống ở một khu vực có môi trường ô nhiễm cao hoặc điều hoà được sử dụng thường xuyên, bạn nên vệ sinh nó thường xuyên hơn.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy máy hoạt động không hiệu quả hoặc không làm lạnh đủ, bạn nên vệ sinh để kiểm tra và làm sạch các linh kiện.

3. Nơi vệ sinh điều hoà chuyên nghiệp và nhanh chóng

Nếu bạn không tự tin hoặc không có thời gian để vệ sinh điều hoà tại nhà, một lựa chọn tốt là sử dụng dịch vụ Vệ sinh điều hoà chuyên nghiệp tại nhà của JupViec. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và các công cụ chuyên dụng để làm sạch điều hoà của bạn nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.

LỢI ÍCH VỆ SINH ĐIỀU HOÀ TRONG MÙA HÈ.png

Hình: JupViec sẽ giúp bạn vệ sinh điều hoà thật bài bản và chuyên nghiệp

Hãy bấm ngay vào link http://onelink.to/jupviec để tải và đặt dịch vụ Vệ sinh điều hoà ngay trong ngày!

4. Hướng dẫn vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh điều hòa đúng cách

Để thực hiện thao tác vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh và ống xả điều hòa, người dùng cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản. Đây là những bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao cần lưu ý.

4.1. 8 bước vệ sinh điều hòa dàn lạnh

Dàn lạnh điều hòa là bộ phận được lắp đặt bên trong nhà với chức năng chính là làm lạnh không khí, tỏa khí mát vào phòng. Linh kiện này sẽ được vệ sinh theo các chu kỳ khác nhau, tùy vào mục đích và môi trường sử dụng.

cach-thao-mat-na-dan-lanh-600x400.jpg

Hình: Vệ sinh dàn lạnh

Bước 1: Ngắt nguồn điện, trước khi vệ sinh dàn lạnh điều hòa, người dùng cần thực hiện thao tác ngắt toàn bộ nguồn điện, đảm bảo điện được ngắt trước từ 5 – 10 phút trước khi vệ sinh. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp tai nạn do điện xấu nhất xảy ra.

Để kiểm tra điều hòa đã ngắt điện hoàn toàn hay chưa, người dùng có thể dùng điều khiển và bật thiết bị, nếu điều hòa hoạt động thì vẫn còn điện và ngược lại, điều hòa ngừng hoạt động chắc chắn không có nguồn điện chạy vào. Người dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh điều hòaNgười dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh điều hòa

Bước 2: Tháo vỏ, tháo tấm lọc bụi, bọc dàn lạnh, che bo mạch. Các bộ phần dàn lạnh điều hòa khi đều cần tháo rời khi vệ sinh để đảm bảo hiệu quả làm sạch: Trước hết, bạn cần tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt mở chính giữa, uốn cong nhẹ cánh quạt để tháo hoàn toàn ra ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng nhấc mặt nạ trước điều hòa từ các chốt mở theo chiều từ dưới lên. Người dùng tiếp tục tháo tấm lọc bụi và tháo tấm cố định ra khỏi dàn lạnh.

Sau khi ngắt nguồn điện, bạn thực hiện các thao tác tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, bo mạchSau khi ngắt nguồn điện, bạn thực hiện các thao tác tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, bo mạch Bạn nên sử dụng bạt nilon hoặc bất kỳ vật dụng nào có khả năng che chắn nước tốt để bọc cố định toàn bộ cục lạnh để tránh nước và những bụi bẩn bắn ra xung quanh. Đồng thời, sử dụng thêm một túi nilon hoặc máng nhựa bên dưới dàn lạnh, hứng nước bẩn, hạn chế nước chảy ra sàn khi thực hiện xịt rửa.

Bước 3: Vệ sinh mặt nạ điều hòa, sau khi đã tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, che chắn các bo mạch, bạn cần thực hiện tiếp 3 bước sau:

  • Sử dụng khăn vải mềm, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp lau vỏ nhựa mặt nạ bên ngoài điều hòa.

  • Dùng tay mở nhẹ nhàng mặt nạ ra và dùng nước lạnh rửa sạch.

  • Sử dụng khăn khô lau sạch toàn bộ nước bám trên bề mặt của mặt nạ điều hòa. Người dùng sử dụng khăn mềm để vệ sinh mặt nạ điều hòaNgười dùng sử dụng khăn mềm để vệ sinh mặt nạ điều hòa

Bước 4: Vệ sinh khung nhựa, để vệ sinh khung nhựa điều hòa, bạn nên sử dụng một khăn ẩm, lau nhẹ nhàng phần nhựa xung quanh, tuyệt đối không dùng nước hay vòi xịt. Bởi phần khung nhựa này là vị trí chứa đèn LED điều hòa, việc cho nước trực tiếp vào sẽ ảnh hưởng đến máy nén và các mạch điện, bảng điều khiển. Khung nhựa điều hòa là nơi có đèn LED, bạn nên dùng khăn ẩm lau nhẹKhung nhựa điều hòa là nơi có đèn LED, bạn nên dùng khăn ẩm lau nhẹ

Bước 5: Xịt rửa trực tiếp khe dàn lạnh, đối với việc vệ sinh khe dàn lạnh, người dùng sử dụng vòi xịt trực tiếp. Bởi vì đây là vị trí dễ dàng tích tụ bụi bẩn, theo thời gian, bụi bám thành các tầng lớp dày, rất khó lau chùi sạch bằng khăn nên dùng vòi xịt đảm bảo đánh bay các vết bẩn. Sử dụng vòi xịt trực tiếp vào dàn khe lạnh để làm sạch bên trongSử dụng vòi xịt trực tiếp vào dàn khe lạnh để làm sạch bên trong. Tuy nhiên, bạn chỉ xịt vào các khe dàn lạnh, tuyệt đối không xịt vào bất kỳ vị trí nào khác, tránh để nước chảy vào bên trong các mạch điện, làm hư hỏng điều hòa.

Bước 6: Xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc: Cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc được thiết kế nằm ở vị trí bên trong cục lạnh, sau quạt điều hòa. Đây là vệ sinh thường xuyên bám nhiều bụi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây hại khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh kỹ càng, thường xuyên. Sử dụng cọ nhỏ vệ sinh cánh và quạt lồng sóc cho thiết bị điều hòa của bạnSử dụng cọ nhỏ vệ sinh cánh và quạt lồng sóc cho thiết bị điều hòa của bạn

Khi vệ sinh cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc, bạn cần dùng một chiếc cọ nhỏ hoặc khăn mềm, quét, lau nhẹ phần bụi bẩn bám trên linh kiện. Người dùng không được dùng nước xịt, đổ trực tiếp lên 2 bộ phận này. Bởi vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho điều hòa.

Bước 7: Vệ sinh tấm lọc không khí, tấm lọc không khí cũng là một linh kiện quan trọng bạn cần phải làm sạch khi vệ sinh cục lạnh điều hòa. Với 3 bước dưới đây sẽ giúp tấm lọc không khí trở nên sạch hơn: Nâng chốt lưới lọc, nhấc lên để tháo lưới lọc từ khung nhựa dàn lạnh; Sử dụng bàn chải hoặc cọ rửa mềm tẩy rửa toàn bộ bụi bẩn bám trên tấm lưới lọc; Lâu khô và để khô ráo lưới học hoàn toàn trước khi lắp lại máy lạnh.

Tấm lọc không khí điều hòa cũng là một trong những bộ phận người dùng cần làm sạchTấm lọc không khí điều hòa cũng là một trong những bộ phận người dùng cần làm sạch. Đối với việc vệ sinh tấm lọc không khí, người dùng thực hiện theo các lưu ý sau, tránh ảnh hưởng tới chất lượng thiết bị sau khi vệ sinh điều hòa: Trong quá trình rửa, sử dụng nước ở nhiệt độ thường, không dùng nước nóng tránh làm biến dạng lưới. Lưới lọc nên thay mới 6 tháng/lần để đảm bảo sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước 8: Lắp lại các bộ phận

Sau khi đã vệ sinh sạch toàn bộ các bộ phận, người dùng cần phải đợi khô hoàn toàn linh kiện. Bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô hoặc dùng khăn sạch lau khô nước rồi lắp lại. Trong quá trình lắp cần nhớ lắp đúng vị trí, lắp cẩn thận, tránh làm rách lưới tấm lọc bụi. Bạn tiếp tục thực hiện lắp quạt đảo gió và cuối cùng là lắp mặt nạ máy lạnh theo chiều từ trên xuống, sử dụng ốc vít cố định thân máy, đảm bảo không bị rơi khi sử dụng.

4.2. 6 bước vệ sinh điều hòa dàn nóng

Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở vị trí bên ngoài, trong môi trường dễ dính bụi bẩn hơn bất kỳ bộ phận nào của điều hòa. Do đó, bạn cần vệ sinh thường xuyên, ít nhất 3 – 4 tháng/lần và cần thực hiện đúng trình tự các bước để không làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác. Dưới đây 6 bước hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cục nóng điều hoà:

cach-ve-sinh-cuc-nong-may-lanh-don-gian-lam-tai-nha.jpg

Hình: Các bước vệ sinh dàn nóng

Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện: Tương tự như vệ sinh dàn lạnh điều hòa, khi vệ sinh dàn nóng, người dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện kết nối. Nếu bạn đã ngắt điện khi vệ sinh dàn lạnh thì hãy tiếp tục ngắt, không bật lên cho đến khi vệ sinh xong hoàn toàn điều hòa.

Bước 2: Tháo vỏ bảo vệ: Vỏ bảo vệ cục nóng điều hòa là bộ phần nằm bên ngoài cục nóng, có vai trò bao bọc, bảo vệ linh kiện bên trong. Việc vệ sinh vỏ bảo vệ vô cùng đơn giản, người dùng có thể dùng tay tháo các khớp giữ của vỏ một cách nhẹ nhàng để có thể tiến hành vệ sinh được các bộ phận bên trong. Để vệ sinh bên trong dàn nóng điều hòa, trước hết bạn phải thực hiện thao tác tháo vỏ bảo vệ bên ngoàiĐể vệ sinh bên trong dàn nóng điều hòa, trước hết bạn phải thực hiện thao tác tháo vỏ bảo vệ bên ngoài

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt: Sau khi vệ sinh vỏ bảo vệ, người dùng cần vệ sinh cánh quạt dàn nóng. Bạn có thể sử dụng khăn mềm lau bỏ bụi bẩn trên quạt, dùng tay gạt các vật cản lớn như lá cây, mạng nhện bám trên các cánh quạt. Dùng vòi xịt đánh bay các bụi bẩn bám trên cánh quạt điều hòaDùng vòi xịt đánh bay các bụi bẩn bám trên cánh quạt điều hòa

Tuy nhiên, dàn nóng là bộ phận nằm ở bên ngoài nên thường xuyên dính rất nhiều bụi bẩn. Một số trường hợp dùng khăn lau không thể sạch được hoàn toàn, bạn có thể dùng vòi xịt rửa làm ướt bụi bẩn trong 10 – 15 phút bằng bình xịt chuyên dụng và xịt ở mức nhẹ để tránh làm biến dạng các linh kiện bên trong. Sau khoảng thời gian chờ bụi ngấm nước, bạn xịt thêm 1 lần nữa để bụi dễ dàng trôi đi.

Bước 4: Làm sạch tổng thể: Phía trước và trong dàn lạnh đã được làm sạch, tuy nhiên bạn nên rửa sạch cả phần sau dàn nóng. Ở phần sau này cũng là vị trí bám bụi bẩn không kém trước nên bạn có thể dùng vòi xịt để xịt rửa. Đối với một số vết bẩn cứng, không thể xịt sạch hoàn toàn, người dùng có thể sử dụng cọ, cọ nhẹ để làm sạch.

Khi xịt rửa phía sau cũng như tổng thể dàn nóng, người dùng không được xịt nước mạnh và xịt trực tiếp vào khu vực có mạch điện, các bo mạch. Nếu để nước vào những vị trí này có thể gây nên chập cháy khi sử dụng lại thiết bị.

Bước 5: Làm sạch vỏ bảo vệ: Người dùng sử dụng khăn mềm kết hợp với nước xà phòng pha loãng để tẩy sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên phần vỏ bảo vệ này. Nếu vết bẩn đã quá lâu và không thể làm sạch bằng khăn, bạn dùng vòi xịt nhẹ vào vỏ bảo vệ hoặc ngâm trong nước có hòa cùng dung dịch vệ sinh điều hòa chuyên dụng khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Phần vỏ bảo vệ bên ngoài cục nóng điều hòa cũng là một linh kiện quan trọng cần được làm sạchPhần vỏ bảo vệ bên ngoài cục nóng điều hòa cũng là một linh kiện quan trọng cần được làm sạch

Bước 6: Lắp ráp lại các bộ phận: Khi các linh kiện dàn nóng điều hòa đã được làm sạch, bạn cần chờ khô ráo trong khoảng 30 phút và lắp lại như bình thường. Trong quá trình lắp lại cần đảm bảo vỏ bảo vệ lắp đúng ngạch, trùng với các khớp khóa. Người dùng có thể tham khảo thêm cách vệ sinh cục nóng điều hòa hoặc xem kỹ hơn cách vệ sinh thiết bị tại video dưới đây để hiểu rõ hơn:

4.3. 2 bước vệ sinh điều hòa ống xả nước

Ở các dòng điều hòa thông thường, ống xả nước được thiết kế là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đây là đường ống vô cùng quan trọng, làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà, tường nhà. Bạn nên vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại. Đường ống xả nước điều hòa được vệ sinh sạch với 2 bước cơ bản sau:

5-Nguyen-nhan-may-dieu-hoa-chay-nuoc-va-cach-khac-phuc-nhan-vien-bao-tri-can-biet-01.png

Hình: Vệ sinh ống xả nước điều hoà

Bước 1: Bạn tiến hành tháo ống xả nước từ điều hòa, sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.

Bước 2: Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu. Người dùng cần thực hiện 2 bước để vệ sinh ống xả nước thiết bị điều hòaNgười dùng cần thực hiện 2 bước để vệ sinh ống xả nước thiết bị điều hòa

5. 8 lưu ý không được bỏ qua khi vệ sinh điều hòa

Trong quá trình vệ sinh thiết bị dàn lạnh của mình, bạn cần ghi nhớ các lưu ý sau để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ và an toàn nhất: Ngắt kết nối điện tối thiểu 5 phút trước khi vệ sinh điều hòa: Điều hòa cần đảm bảo ngắt điện hoàn toàn trước khi tháo lắp, vệ sinh để có thể đảm bảo an toàn cho người thực hiện cũng như những người xung quanh. Tuyệt đối với xịt nước trực tiếp vào bảng mạch điện, bo mạch điện: Bạn không nên dùng vòi xịt với áp suất cao, lực xịt quá mạnh khi vệ sinh dàn lạnh. Bởi nếu để nước dính vào các mạch điện có thể gây ra chập cháy khi bật lại điều hòa.

Bảo vệ dàn lạnh cẩn thận khi vệ sinh: Khi thực hiện tháo các linh kiện bên trong dàn lạnh, bạn không nên phơi các bộ phận này trực tiếp bên ngoài để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió làm hỏng các bo mạch. Kiểm tra lại gas sau khi vệ sinh: Bạn cần đảm bảo gas không bị rò rỉ để đảm bảo an toàn khi dùng, hạn chế cháy nổ do khí gas gây ra.

Không vệ sinh bằng các chất như sơn, xăng hay chất tẩy rửa mạnh: Việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh này có thể làm ăn mòn thiết bị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng điều hòa.
Tháo và lắp điều hòa đúng quy trình: Một số linh kiện điều hòa rất nhỏ và dễ bị thất lạc, nhầm lẫn với bộ phận khác. Người dùng cần lắp theo quy trình, tránh thất lạc cũng như hạn chế trường hợp lắp sai chỗ.

Vệ sinh điều hòa theo định kỳ: Đối với các dòng điều hòa dân dụng, người dùng cần vệ sinh ít nhất 3-4 tháng/lần, không nên để thời gian quá lâu, ảnh hưởng đến chất lượng không khí thiết bị.
Không tự ý tháo lắp linh kiện khi chưa có kinh nghiệm: Điều hòa là thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, người dùng không nên tự ý mở và vệ sinh bên trong, nên tìm tới các dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hướng dẫn, tránh việc làm hỏng thiết bị.

Với hướng dẫn vệ sinh điều hoà đúng cách tại nhà, bạn có thể đảm bảo rằng máy sẽ hoạt động hiệu quả và tuổi thọ của nó sẽ kéo dài. Hãy luôn chú ý đến việc vệ sinh định kỳ và theo dõi hiệu suất của máy để đảm bảo không gian sống của bạn luôn mát mẻ và thoải mái.

Theo dõi bài viết tương tự

Gợi ý những hoạt động vui chơi bổ ích ngày hè dành cho mẹ và bé

Cách sử dụng đồ điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong mùa hè nắng nóng

Mẹo Vệ Sinh Máy Giặt Tại Nhà Nhanh Và Đơn Giản

JupViec.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHÀ SẠCH HMC

Tổng đài Phản hồi Chất lượng:

1900 6082

facebook jupvieczalo jupviecinstagram jupviec
TP Hà Nội
  • Văn phòng giao dịch: Phòng 1309, Tầng 13, Khu A, tòa nhà M3-M4, 91 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa

  • Cơ sở Văn Miếu: Tầng 2, số 91 Nguyễn Khuyến, P. Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

TP Hải Phòng
  • Số nhà 48, đường Đào Đô, P. Thượng Lý, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng

TP Hồ Chí Minh
  • Văn phòng giao dịch: Tầng 3, toà nhà Green Country, Số 1 đường 81, P. Tân Quy, Quận 7

  • Cơ sở Quận 7: Phòng B07.10 lầu 7, chung cư Hoàng Anh Gia Lai 1, 357 Lê Văn Lương, P. Tân Quy, Quận 7

  • Cơ sở Bình Thạnh: Phòng 6.17 Tầng 6, Lô G, chung cư Miếu Nổi, 54 Vũ Huy Tấn, P. 3, Q. Bình Thạnh

© Copyright 2012 - 2024 JupViec, All rights reserved. bộ công thương